Quan điểm truyền thống của Giáo Hội về mạc khải tư và về dị giáo .
Tiến sỹ Kelly Bowring.
Những Thông Điệp của Maria Divine Mercy (MDM), mà người ta được biết là do cô nhận được từ Thiên Đàng, là hoàn toàn xác thực. Tôi đã xem xét kỹ tất cả những thông điệp cũng như tất cả những đánh giá và những chỉ trích đối với những thông điệp của cô… và tôi chưa từng thấy một lỗi lầm nhỏ nào trong những thông điệp mà cô nhận được. Và cho tới nay, những đánh giá tiêu cực về MDM mà những người chỉ trích loan truyền, cho dù có cố gắng cách mấy đi chăng nữa, vẫn chưa ngã ngũ và chưa đưa ra được những lý lẽ thuyết phục.
Tôii chưa từng phát hiện thấy những thông điệp của cô có bất cứ điều gì mâu thuẫn với giáo lý, cũng không phát hiện những thông điệp này thật sự có sai lầm gì. Kể từ lúc đầu cho tới nay, những thông điệp của cô không hề bị kết án bởi bất cứ giới chức có thẩm quyền xét xử nào trong Giáo Hội (trong trường hợp này là các Giám Mục của Ái Nhĩ Lan), mặc dù chắc chắn một điều là những thông điệp này cũng chưa được Giáo Hội công nhận. Tuy nhiên, nhiều lời tiên báo của cô đã ứng nghiệm và những thông điệp của cô có nhiều nét tương đồng với nhiều nguồn mặc khải được ban cho nhân loại trong thời điểm này. Cũng vậy, giống như những thông điệp đã nói ở trên, những Chiến Dịch Cầu Nguyện của Maria Divine Mercy không hề có sai sót nào, vì thế, người ta được phép cầu nguyện bằng những Chiến Dịch Cầu Nguyện này. Nói tóm lại, các tín hữu trong Giáo Hội có thể đọc và loan truyền những thông điệp của MDM và cầu nguyện bằng những lời cầu nguyện được ban thông qua cô.
Liên quan đến mạc khải tư trong Giáo Hôi, Đức Giáo Hoàng Urbanô VIII dạy rằng: “Trong những trường hợp liên quan đến mạc khải tư, tin thì tốt hơn là không tin, vì nếu chúng ta tin, và khi điều chúng ta tin được chứng minh là có thật, thì chúng ta sẽ được vui mừng vì đã tin, vì Mẹ Chí Thánh của chúng ta mời gọi chúng ta tin như vậy. Nếu chúng ta tin, nhưng điều chúng ta tin lại được chứng minh là sai, thì chúng ta sẽ vẫn lãnh nhận tất cả những phúc lành như thể điều chúng ta đã tin là có thật, vì chúng ta tin điều ấy là thật.” Liên quan đến những thông điệp, một trong những vấn đề hết sức nghiêm túc mà người ta đặt ra liên quan đến những thông điệp từ Thiên Đàng của MDM là thông điệp nói về việc Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI phải từ bỏ ngôi vị Giáo Hoàng (trước khi ngài qua đời) và việc vị kế nhiệm ngài sẽ là một ngôn sứ giả (như đã được nói tới trong Sách Khải Huyền Chương 13). Đây là một thông điệp gây ra nhiều khó khăn và phải được xem xét cùng với việc nhận định thật thấu đáo. Vì vậy, trong khi chúng ta nghiền ngẫm và loan truyền những thông điệp của MDM… như là những người Công Giáo sống đức tin của mình, chúng ta cũng phải cẩn thận và thậm chí phải biết phán đoán một cách nghiêm túc.
Thời gian sẽ trả lời Thời gian sẽ làm cho sự việc trở nên rõ ràng hơn trong vấn đề hết sức nhạy cảm này, liên quan đến việc có nên khước từ những thông điệp của MDM hay không, những thông điệp của cô ấy có thiếu tính xác thực hay không, hoặc cuối cùng thì cô ấy có bị Giáo Hội kết án một cách xác đáng hay không. Nếu không, những điều cô ấy tiên báo sẽ tiếp tục tỏ ra đáng tin cậy khi nhiều biến cố xảy ra và những lời tiên tri trở thành sự thật. Vấn Đề Quan Trọng và Sự Minh Bạch Ngay lúc này đây, câu hỏi mà người ta rất thường hay gặp phải liên quan đến cô MDM là liệu một vị Giáo Hoàng được bầu ra một cách hợp lệ lại có thể là một ngôn sứ giả không, theo như những thông điệp mà cô ấy đang nhận được. Câu trả lời là - CÓ. Điều này có thể xảy ra, nhưng điều này cũng hoàn toàn không thể xảy ra. Vậy thì bằng cách nào mà một vị Giáo Hoàng được bầu chọn ra một cách hợp lệ lại có thể là một ngôn sứ giả (một vị Giáo Hoànng Giả hay một vị Phản Giáo Hoànng)?
Đức Giáo Hoàng Phaolô IV trong Tông Hiến Cum ex Apostolatus Officio nói về tính hợp lệ của Giám Mục hoặc Giáo Hoàng liên quan đến vấn đề dị giáo và ly giáo có dạy rằng, nếu bất cứ kẻ nào đã là một kẻ theo dị giáo trước khi được bầu làm Giáo Hoàng, thì kẻ ấy không phải là một Giáo Hoàng hợp lệ, ngay cả khi kẻ ấy được bầu ra một cách hợp lệ bởi đa số các Hồng Y. Cũng vậy, Giáo Luật số 188.4 (Sách Luật 1917 trong Luật của Giáo Hội) quy định rằng nếu một người trong hàng giáo sĩ (Giáo Hoàng, Giám Mục, v.v.) trở thành một kẻ theo dị giáo, thì kẻ ấy đương nhiên bị bãi chức, theo giáo luật hiện hành mà không cần phải có bất kỳ thông báo nào. Thánh Rôbert Bêlamin, Thánh Antôn, Thánh Phanxicô đờ Salê, Thánh Anphongsô Ligôri và nhiều nhà thần học khác đều dạy rằng, một kẻ theo dị giáo thì không thể là một Giáo Hoàng hợp lệ. Thánh Anphongsô Ligôri, Tiến Sỹ Hội Thánh dạy rằng: “Nếu Thiên Chúa để cho một Giáo Hoàng trở thành một kẻ theo dị giáo vô cùng cố chấp và tàn bạo, thì kẻ theo dị giáo ấy không còn là một Giáo Hoàng nữa và Tông Tòa được coi là trống ngôi.”
Dưới đây là đường dẫn của trang web, trong đó có nhiều trích đoạn nói về vấn đề dị giáo đang được bàn luận ở đây. http://www.protestanterrors.com/pope-heresy.htm Tuy nhiên, Giáo Luật cũng đòi buộc rằng các tín hữu phải coi như chúng ta đang có một Giáo Hoàng hợp lệ, trừ khi cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong Giáo Hội chính thức công bố điều ngược lại.
Vì thế, người ta có thể xem xét đến khả năng một vị “phản Giáo Hoàng” rất có thể xuất thân từ mật nghị Hồng Y hoàn toàn hợp lệ và việc xuất thân này không góp phần vào việc hình thành chức vị Giáo Hoàng giả hoặc Giáo Hoàng theo “dị giáo”. Do đó, người ta hoàn toàn có thể trung thành với Huấn Quyền của Hội Thánh VÀ đồng thời suy nghĩ một cách nghiêm túc rằng những thông điệp của MDM là xác thực, rằng vị Giáo Hoàng này là một ngôn sứ giả… và ngay cả khi chính Giáo Hội tuyên bố rằng điều này hầu như KHÔNG thể xảy ra. Lên Án và Bất Tuân Đức Giáo Hoàng Chúng ta có thể đặt câu hỏi rằng, liệu có được phép lên án Đức Giáo Hoàng hay không. Câu trả lời là “có”. Đây là một ví dụ cụ thể trong Kinh Thánh mà Thánh Phaolô đã ghi chép lại khi xảy ra va chạm giữa ngài và Đức Giáo Hoàng đầu tiên là Thánh Phêrô: “ Nhưng khi ông Kê-pha (Phêrô - Giáo Hoàng đầu tiên) đến An-ti-ô-khi-a, tôi đã cự lại ông ngay trước mặt, vì ông đã làm điều đáng trách. (Galát 2,11-14) .
Thánh Tôma Aquinô xác quyết rằng: “Khi có những mối nguy hiểm sắp xảy ra đối với Đức Tin, thì các giáo dân phải chất vấn, thậm chí là chất vấn công khai những vị Giám Mục.” Khi giải thích về việc sửa lỗi những người cố chấp trong hàng giáo sĩ, và thậm chí là sửa lỗi các Đức Giáo Hoàng, Thánh Augustinô viết rằng: “Những người bề dưới phải thể hiện sự can đảm mà chống lại những người bề trên, khi những người bề dưới chỉ vì bác ái mà phải lên tiếng để bảo vệ sự thật.” Chính các Đức Giáo Hoàng cũng dạy bảo về điều này. Đức Piô IX đã nói rằng: “Nếu một vị Giáo Hoàng nào trong tương lai dạy bất cứ điều gì đi ngược lại với Đức Tin Công Giáo thì đừng tuân theo ông ta.” Ngay cả khi nhiều người tuân theo vị Giáo Hoàng đó mà chạy theo dị giáo và “Ngay cả khi những người Công Giáo trung thành với truyền thống chỉ còn lại một nhóm nhỏ, thì họ chính là những người thuộc về Giáo Hội Chân Thật của Chúa Giêsu Kitô,” theo lời Thánh Athanasiô dạy. Ngay cả Thánh Rôbert Bêlamin thuộc Dòng Tên còn viết rằng :
“Hoàn toàn phải lẽ khi chống lại vị Giáo Hoàng nào công kích Giáo Hội, cũng hoàn toàn phải lẽ khi chống lại kẻ nào công kích các linh hồn hoặc gây ra rối loạn xã hội, và quan trọng nhất là chống lại kẻ nào ra sức hủy diệt Giáo Hội. Tôi muốn nói rằng hoàn toàn phải lẽ khi chống lại ông ta bằng cách không thực hiện những gì ông ta truyền và phải ngăn cản việc thực hiện ý định của ông ta.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét