Thứ tư, ngày 30 tháng 07 năm 2014
Đền thờ Solomon, còn được gọi là Đền thờ Thứ nhất, là một ngôi đền ở thành Jerusalem thời cổ đại, nằm trên một ngọn đồi có tên là Núi Zion hay Núi Đền, được cho là xây dựng từ thời vua Solomon (thế kỉ 10 trước Công nguyên) để thờ Thượng đế của người Do Thái và bị phá hủy bởi vua Nebuchadnezzar II sau trận vây hãm thành Jerusalem năm 537 trước Công nguyên.
Trung tâm thành phố São Paulo (Brazil) là một trong những điểm tham quan tuyệt vời nhất trên thế giới. Chính vì thế mà một bản sao mới của Đền Solomon đã được thiết kế và xây dựng xong, chỉ chờ ngày khánh thành, nếu không nói là đã khánh thành rồi.
Trong khi ngôi đền này không ám chỉ đến Ngôi Đền Thờ mới sẽ được xây dựng ở Jerusalem, nhưng nó được xem là một "bản sao chính xác" của ngôi đền ban đầu do vua Solomon xây dựng. Theo lãnh đạo của tôn giáo toàn cầu : "Cấu trúc bên ngoài ngôi đền sẽ được xây dựng y chang như ngôi đền được xây dựng ở Jerusalem".
Đây là một vấn đề lớn cho bất kỳ những ai tin vào lời tiên tri trong Kinh Thánh. Mặc dù ngôi đền này không được xem là ngôi đền chính mà sẽ có một ngày Tên Phản Kitô ngự trị, nhưng bạn biết đó, nó là một bản sao của ngôi đền.
Tại thời điểm này, BBT nhóm DHTC không biết việc xuất hiện ngôi đền mới này có ngụ ý chính là gì, nhưng không vì thế mà chúng ta làm lơ.
Hình 1 : Bản vẽ của đền thờ thời vua Solomon.
Hình 2 : Tổng quan ngôi đền thờ mới đã hoàn tất theo đúng cấu trúc thời vua Solomon.
Hình 3 & 4 : Bên trong ngôi đền thờ mới.
(Lưu ý : Đền thờ thứ 1 là do vua Solomon xây dựng và đã bị phá hủy. Đền thờ thứ 2 sau thời lưu đày Babylon được vua Zorobabel xây dựng và lại bị đế quốc Rôma tàn phá nhiều, nhưng vẫn giữ được cấu trúc cơ bản. Đền thờ thứ 3 chính là Đền Thánh Jerusalem, được chính Herode tu sửa lại từ đền thờ do vua Zorobabel đã xây. Chính vào lúc này thì có sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế và Ngài đã báo trước Đền Thánh này sẽ bị sụp đổ "không còn hòn đá nào trên hòn đá nào". Quả thực, năm 70 sau công nguyên thì lại bị đế quốc Rôma phá tan hoang, duy chỉ còn một vài bức tường còn đứng vững cho đến ngày hôm nay, người Do Thái khi cầu nguyện, họ thường đến dựa đầu vào bức tường này mà than khóc lẫn cầu nguyện.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét