Pier Paolo Pasolini, 1971. / Efe
Đó là khi nhà làm phim Pier Paolo Pasolini phát hành một bộ phim gây tranh cãi, có tựa đề “Tin Mừng Theo Thánh Matthêu.”Đúng như tên gọi, bộ phim đã bám sát văn bản Kinh Thánh, mà không thêm hay bớt.
Nhưng điều làm người ta ngạc nhiên hơn đó là người mà ông dành riêng để dâng tặng bộ phim này. Nó được ghi với hàng chữ: “Gửi người kính yêu của tôi, những kỷ niệm vui và tha thiết thân quen của Đức Gioan XXIII.” Bộ phim đã được phát hành cách đây 50 năm. Xét đến ngày kỷ niệm, nhật báo của Vatican mô tả nó như là bộ phim hay nhất về cuộc đời Chúa Giêsu.
Bà Claudia Di Giovanni, Giám đốc Thư viện phim Vatican, phát biểu:
“Đó là một bộ phim đầy ấn tượng. Đó là một tiêu biểu về Đức Kitô, được sản xuất bởi một người không Công Giáo, nhưng nó chất chứa mãnh liệt tính duy linh và nhân tính. Đức Kitô được mô tả với bản tính loài người đích thực: một con người và Đức Kitô siêu phàm. Nó hoàn toàn là một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại có mặt trong thư viện phim của chúng tôi.”
Là một phần của lễ kỷ niệm, Thư viện phim Vatican đã tiến hành phục hồi chi tiết của bộ phim dựa trên thực tế, dài đến gần 5.000 feet. Sau tám tháng, nó sẵn sàng cho thời gian sắp tới. Bà cho biết tiếp:
“Chúng tôi làm sạch bộ phim bằng tay, đó là điều đầu tiên chúng ta thường làm để chải sạch các mảnh vỡ. Sau đó chúng ta đổ tinh thể lỏng để khôi phục lại độ đàn hồi và xóa sạch bất kỳ vết bẩn nào. Chúng tôi cũng thay đổi hộp đựng, bởi vì đôi khi nó có thể gây ra thiệt hại nhiều hơn. Một khi chúng tôi hoàn thành tất cả mọi thứ chúng tôi nhận thấy rằng có những cải thiện đáng kể. Sau đó chúng tôi chuyển nó trở thành kỹ thuật số.”
Đó là một bộ phim độc đáo. Ngay cả đến diễn viên đóng vai Chúa Giêsu, đã có một quá trình diễn xuất thú vị. Ông không phải là một diễn viên chuyên nghiệp, thay vì ông là một thanh niên theo chủ nghĩa vô chính phủ Tây Ban Nha. Các nhà làm phim thừa nhận người mẹ đóng vai Đức Trinh Nữ Mariarất sinh động. Hơn nữa, Pasolini đã từ chối quay phim trong một khung cảnh giả. Ông quay sang các thành phố Ý của Matera, để diễn tả Jerusalem.
Năm 1964, bộ phim được công chiếu tại Liên hoan phim Venice. Nó đã nhận được cả những lời chỉ trích lẫn khen ngợi. Ông đã giành nhiều giải thưởng cho tác phẩm của mình, trong đó có Liên hoan phim Công giáo Quốc tế.
Jos. Tú Nạc, NMS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét