Dịch sốt xuất huyết Ebola trùng khớp hoàn toàn với lời tiên đoán loài người sẽ bị mắc chứng bệnh mưng mủ, ung thư da và các loại bệnh khác về da vào năm 2014 của Vanga.
Dịch bệnh Ebola đang bùng phát kinh hoàng ở châu Phi làm gần 800 người thiệt mạng khiến cả thế giới hoang mang. Và rồi người ta nghĩ ngay đến lời tiên đoán sấm sét của nhà tiên tri mù Vanga: “Năm 2014 – Phần lớn loài người sẽ bị mắc chứng bệnh mưng mủ, ung thư da và các loại bệnh khác về da do hậu quả cuộc chiến tranh hóa học”.
Liệu có phải chăng, lời tiên đoán của Vanga đang ứng nghiệm?
Bà lão mù Vanga (1911 – 1996) là một nhà tiên tri lừng danh với khả năng thần bí của mình.
Ban đầu, không có nhiều người tin vào tiên đoán của Vanga nhưng rồi người ta không thể làm ngơ khi những lời tiên tri đó thành hiện thực tới 70%. Trong đó, có 4 tiên đoán nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của bà: Chiến tranh thế giới II, vụ tàu ngầm Kurst (Nga) bị chìm, vụ khủng bố tòa tháp đôi WTC ngày 11/9/2001 tại New York (Mỹ)...
Chính những sự kiện khiến cả thế giới phải hãi hùng làm bùng lên những cuộc tranh luận, những hoang mang về lời tiên tri của nhà tiên tri mù về năm 2014. Những sự việc đang diễn ra liệu có đúng như những gì Vanga dự đoán: “Năm 2014 – Phần lớn loài người sẽ bị mắc chứng bệnh mưng mủ, ung thư da và các loại bệnh khác về da do hậu quả cuộc chiến tranh hóa học”.
Virus Ebola là gì?
Ebola virus (EBOV) là vi rút gây bệnh sốt xuất huyết ở người và các loài linh trưởng. Đây là bệnh nguy hiểm dễ gây tử vong ở người với tỷ lệ tử vong lên đến 90%.
EBOV được phát hiện lần đầu tại những bản làng xa xôi hẻo lánh ở khu vực Trung và Tây Phi, gần rừng nhiệt đới cụ thể là tại Sudan và Cộng hòa Công Gô vào năm 1976.
Tại Công Gô, vi rút được phát hiện ở một ngôi làng ven sông Ebola, vì vậy người ta đặt tên là vi rút Ebola. Tại châu Phi, dơi ăn quả được xem là các vật chủ tự nhiên của vi rút này.
- Lây truyền từ động vật sang người: khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm. Tại châu Phi, vi rút lây truyền khi người tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, gôrila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới.
- Lây truyền từ người sang người: do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể người mắc bệnh (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch), hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm (quần áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng) với các chất tiết của người nhiễm vi rút.
Cán bộ y tế rất có nguy cơ nhiễm vi rút khi chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh mà không sử dụng các biện pháp phòng hộ thích hợp.
Triệu chứng
Người nhiễm bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. Sau đó là nôn ói, tiêu chảy, phát ban, suy thận và gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 21 ngày.
Vi rút Ebola gây ra những cục đông trong máu bệnh nhân và cục máu sẽ ngày càng tăng lên làm dòng chảy của máu chậm lại. Các cục máu đông bị tắc sẽ tạo thành các đốm đỏ trên da người bệnh.
Phương pháp phòng tránh và điều trị
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh do vi rút Ebola nên nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh cho người dân hiện đang là biện pháp duy nhất để giảm số ca mắc và tử vong do vi rút Ebola:
- Hiểu rõ đặc điểm của bệnh, đường lây truyền, biện pháp phòng chống dịch bệnh.
- Theo dõi và tuân thủ các hướng dẫn do Bộ Y tế ban hành
- Nếu có biểu hiện nghi ngờ hay triệu chứng của bệnh, cần đến khám và điều trị ngay tại cơ sở y tế. Bệnh nhân cần được cách ly ở khu vực an toàn.
- Chăm sóc bệnh nhân tại nhà, cần thông báo cho cán bộ y tế để được cung cấp găng tay, phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) và được hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân, cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị lây nhiễm và cách tiêu hủy PPE sau khi sử dụng.
- Sau khi thăm hay chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay với xà phòng hoặc chất sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh, hay tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc sờ vào các vật dụng của người bệnh.
- Tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm vi rút Ebola (ví dụ như: dơi ăn quả, khỉ, hay vượn) tại khu vực có rừng nhiệt đới. Không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Thịt và tiết canh của động vật nên được nấu chin kỹ trước khi ăn.
Điều trị
Hiện chưa có phương pháp điều trị vi rút Ebola đặc hiệu nên bệnh nhân mắc bệnh cần được điều trị tích cực, được bù nước với các dung dịch điện giải qua đường uống hay truyền tĩnh mạch. Nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi được chăm sóc y tế thích hợp.
Hiện tại, vi rút Ebola chỉ có ở châu Phi tuy nhiên nó cũng có thể được lây truyền qua dân nhập cư, khách du lịch đến mọi nơi trên thế giới. Người ta cũng từng tìm thấy một loại vi rút phiên bản của Ebola trong lợn nuôi ở khu vực châu Á. Chính vì thế mà người dân nên có ý thức phòng tránh bệnh để tránh dịch bệnh lan truyền mạnh mẽ và những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Liệu có phải chăng, lời tiên đoán của Vanga đang ứng nghiệm?
Dịch Ebola và lời tiên tri của Vanga.
Nhà tiên tri VangaBà lão mù Vanga (1911 – 1996) là một nhà tiên tri lừng danh với khả năng thần bí của mình.
Ban đầu, không có nhiều người tin vào tiên đoán của Vanga nhưng rồi người ta không thể làm ngơ khi những lời tiên tri đó thành hiện thực tới 70%. Trong đó, có 4 tiên đoán nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của bà: Chiến tranh thế giới II, vụ tàu ngầm Kurst (Nga) bị chìm, vụ khủng bố tòa tháp đôi WTC ngày 11/9/2001 tại New York (Mỹ)...
Chính những sự kiện khiến cả thế giới phải hãi hùng làm bùng lên những cuộc tranh luận, những hoang mang về lời tiên tri của nhà tiên tri mù về năm 2014. Những sự việc đang diễn ra liệu có đúng như những gì Vanga dự đoán: “Năm 2014 – Phần lớn loài người sẽ bị mắc chứng bệnh mưng mủ, ung thư da và các loại bệnh khác về da do hậu quả cuộc chiến tranh hóa học”.
Nhà tiên tri mù Vanga
Cùng tìm hiểu về dịch bệnh Ebola để xem nó có đáng sợ như lời tiên đoán của Vanga?Virus Ebola là gì?
Ebola virus (EBOV) là vi rút gây bệnh sốt xuất huyết ở người và các loài linh trưởng. Đây là bệnh nguy hiểm dễ gây tử vong ở người với tỷ lệ tử vong lên đến 90%.
EBOV được phát hiện lần đầu tại những bản làng xa xôi hẻo lánh ở khu vực Trung và Tây Phi, gần rừng nhiệt đới cụ thể là tại Sudan và Cộng hòa Công Gô vào năm 1976.
Tại Công Gô, vi rút được phát hiện ở một ngôi làng ven sông Ebola, vì vậy người ta đặt tên là vi rút Ebola. Tại châu Phi, dơi ăn quả được xem là các vật chủ tự nhiên của vi rút này.
Vi rút Ebola có tỷ lệ tử vong lên đến 90%.
Nguyên nhân lây bệnh- Lây truyền từ động vật sang người: khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm. Tại châu Phi, vi rút lây truyền khi người tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, gôrila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới.
- Lây truyền từ người sang người: do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể người mắc bệnh (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch), hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm (quần áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng) với các chất tiết của người nhiễm vi rút.
Cán bộ y tế rất có nguy cơ nhiễm vi rút khi chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh mà không sử dụng các biện pháp phòng hộ thích hợp.
Triệu chứng
Người nhiễm bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. Sau đó là nôn ói, tiêu chảy, phát ban, suy thận và gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 21 ngày.
Vi rút Ebola gây ra những cục đông trong máu bệnh nhân và cục máu sẽ ngày càng tăng lên làm dòng chảy của máu chậm lại. Các cục máu đông bị tắc sẽ tạo thành các đốm đỏ trên da người bệnh.
Đốm đỏ trên da người bệnh do máu đông tạo thành.
Bệnh nhân càng bị nặng thì những cục máu này càng to. Chúng sẽ cản trở dòng máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể như não, gan, phổi…Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ bị chảy máu từ miệng, mắt, tai, mũi và những vết hở trên da. Bệnh nhân sẽ chết do mất quá nhiều máu, suy thận, hoặc bị sốc.Phương pháp phòng tránh và điều trị
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh do vi rút Ebola nên nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh cho người dân hiện đang là biện pháp duy nhất để giảm số ca mắc và tử vong do vi rút Ebola:
- Hiểu rõ đặc điểm của bệnh, đường lây truyền, biện pháp phòng chống dịch bệnh.
- Theo dõi và tuân thủ các hướng dẫn do Bộ Y tế ban hành
- Nếu có biểu hiện nghi ngờ hay triệu chứng của bệnh, cần đến khám và điều trị ngay tại cơ sở y tế. Bệnh nhân cần được cách ly ở khu vực an toàn.
- Chăm sóc bệnh nhân tại nhà, cần thông báo cho cán bộ y tế để được cung cấp găng tay, phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) và được hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân, cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị lây nhiễm và cách tiêu hủy PPE sau khi sử dụng.
- Sau khi thăm hay chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay với xà phòng hoặc chất sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh, hay tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc sờ vào các vật dụng của người bệnh.
- Tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm vi rút Ebola (ví dụ như: dơi ăn quả, khỉ, hay vượn) tại khu vực có rừng nhiệt đới. Không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Thịt và tiết canh của động vật nên được nấu chin kỹ trước khi ăn.
Điều trị
Hiện chưa có phương pháp điều trị vi rút Ebola đặc hiệu nên bệnh nhân mắc bệnh cần được điều trị tích cực, được bù nước với các dung dịch điện giải qua đường uống hay truyền tĩnh mạch. Nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi được chăm sóc y tế thích hợp.
Hiện tại, vi rút Ebola chỉ có ở châu Phi tuy nhiên nó cũng có thể được lây truyền qua dân nhập cư, khách du lịch đến mọi nơi trên thế giới. Người ta cũng từng tìm thấy một loại vi rút phiên bản của Ebola trong lợn nuôi ở khu vực châu Á. Chính vì thế mà người dân nên có ý thức phòng tránh bệnh để tránh dịch bệnh lan truyền mạnh mẽ và những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét